Đăng ký khám


5 nguyên nhân trẻ “ăn cả thế giới” nhưng không tăng cân

Không chỉ biếng ăn mới mang đến nỗi lo cho các bậc phụ huynh, mà tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng cân nặng "không nhúc nhích" cũng là vấn đề khiến không ít mẹ có con nhỏ “vò đầu bứt tóc”

Với những trẻ biếng ăn thì xu hướng suy dinh dưỡng, nhẹ cân là chuyện dễ hiểu. Nhưng không phải trẻ ăn nhiều cũng đồng nghĩa với việc tăng cân. Bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp dù ăn tốt nhưng cân nặng vẫn không tăng hoặc tăng chậm. Điều này vô tình khiến cho cha mẹ rất áp lực và lo lắng.

Đây cũng là tình trạng của rất nhiều khách hàng khi đến thăm khám tại Bệnh viện ĐK Bảo Sơn trong thời gian qua. Trong đó, trường hợp của bé T.A (3 tuổi, Hà Nội) là ví dụ điển hình. 

Chị M. (mẹ bé T.A) tâm sự: “Con mình trộm vía ăn uống rất tốt mỗi bữa 2 bát con cơm, thêm rau và thịt nữa. Bữa nào con cũng ăn rất ngon miệng và uống thêm khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Nhưng điều khiến mình phiền lòng là gần 1 năm nay bé không tăng cân, chiều cao thì tăng không đáng kể”

Trẻ ăn nhiều không tăng cân là nỗi lòng của nhiều mẹ có con nhỏ

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Chế độ dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với từng lứa tuổi sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu về cân nặng lẫn chiều cao, trí tuệ. Vì vậy, theo bác sĩ Bệnh viện ĐK Bảo Sơn, trường hợp trẻ ăn nhiều không tăng cân hoặc chậm tăng cân có thể do 5 nguyên nhân dưới đây.

Trẻ mắc bệnh lý

Trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh như bệnh hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, tuyền giáp có thể gây ra tình trạng kém hấp thu hoặc tăng nhu cầu năng lượng. Tình trạng kém hấp thu kéo dài sẽ khiến trẻ bị thiếu năng lượng và thiếu chất dinh dưỡng, dẫn tới chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, gây còi xương, suy dinh dưỡng và kém phát triển về trí não.

Trẻ mắc bệnh lý khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng bị cản trở

Ngoài ra, trẻ đang bị nhiễm giun, sán, các ký sinh đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều không tăng cân. Các loại giun, sán, ký sinh trùng sống trong ruột sẽ “tranh giành” nguồn dinh dưỡng mà trẻ nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn gây ra tình trạng tiêu chảy, co thắt dạ dày, chướng bụng, buồn nôn… ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo ba mẹ nên tẩy giun cho trẻ định kỳ mỗi 6 tháng/lần với trẻ từ 2 tuổi trở lên. 

Trẻ ăn nhiều nhưng chưa đủ

Theo thời gian, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ có thể thay đổi theo giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc mức độ tiêu thụ calo và chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ sự phát triển cũng sẽ thay đổi. Do đó, lượng thức ăn và số bữa ăn của trẻ cũng cần điều chỉnh cho phù hợp.

Ba mẹ nghĩ trẻ ăn nhiều nhưng thực tế nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao hơn

Nhiều ba mẹ nghĩ con mình ăn nhiều nhưng thực tế năng lượng và dưỡng chất nạp vào chưa đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể trẻ ở giai đoạn đó. Để biết chính xác trẻ ăn đủ hay chưa và nhu cầu năng lượng theo độ tuổi là bao nhiêu, ba mẹ cần cho trẻ đi khám để bác sĩ đánh giá và tư vấn điều chỉnh phù hợp.

Chế độ ăn không cân đối

Đây là tình trạng khá phổ biến ở nước ta. Bên cạnh việc cung cấp đủ “lượng” dinh dưỡng cần thiết thì “chất” trong từng bữa ăn cũng cần được đảm bảo. Bác sĩ dinh dưỡng khuyến nghị, ba mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm (khoảng 15 – 20 loại) mỗi ngày để cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn không đủ 4 nhóm chất cũng khiến trẻ ăn nhiều không tăng cân

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các bữa ăn của trẻ em Việt Nam thường không đảm bảo điều này. Phần lớn bố mẹ đều chọn chế độ ăn tập trung ở một số nhóm thực phẩm cố định, cụ thể là các món mà trẻ thích. Mặc dù những món ăn này có thể giúp trẻ ăn ngon và ăn nhiều hơn, tuy nhiên có thể dẫn đến thiếu chất và rất khó tăng cân.

Lượng thức ăn nạp vào vượt quá khả năng tiêu hóa của trẻ

Ngược lại với suy nghĩ “con ăn đủ” nên thờ ơ là tâm lý muốn con ăn càng nhiều càng tốt. Nhưng việc này hoàn toàn sai lầm. Việc cho trẻ ăn vượt quá nhu cầu cần thiết không những cơ thể trẻ không hấp thụ hết, không tăng cân mà còn khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…

Trẻ vận động quá nhiều

Trẻ vận động quá nhiều nhưng khẩu phần ăn giữ nguyên cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân. Vận động quá nhiều, không bổ sung dinh dưỡng hợp lý, trẻ sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, đổ nhiều mồ hôi có thể khiến cơ thể trẻ mất nước kèm theo khoáng chất như natri, kali... dẫn đến giảm cân, giảm cơ, mất sức. Chính vì thế, ba mẹ cần lưu ý lựa chọn hình thức vận động phù hợp với con. Đồng thời, tăng cường chế độ dinh dưỡng để bù đắp năng lượng tiêu hao của trẻ.

Trẻ vận động tiêu hao nhiều năng lượng

Trên đây là một số nguyên nhân điển hình khiến trẻ ăn nhiều không tăng cân. Tuy nhiên, để biết chính xác nguyên nhân là gì và cách khắc phục tình trạng này, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều chỉnh kịp thời. 

Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên sâu về Nhi - Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là địa chỉ khám dinh dưỡng uy tín hàng đầu được nhiều cha mẹ tin tưởng. 

Để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám Nhi - Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat