Đăng ký khám


Bệnh lý tiết niệu và phương pháp khám - điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn

Hệ tiết niệu có vai trò lọc và loại bỏ các chất cặn bã khỏi cơ thể. Hãy cân nhắc lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám hệ tiết niệu thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện các bệnh lý và có phương pháp điều trị phù hợp.

Khám hệ tiết niệu là khám những gì?

Khám hệ tiết niệu là khám các cơ quan trong hệ tiết niệu bao gồm: hai thận, hai niệu quản, một bàng quang, một niệu đạo và thêm tuyến tiền liệt nếu là bệnh nhân nam.

Thông qua các kỹ thuật khám thực thể cơ (nhìn, sờ, gõ) bác sĩ sẽ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Cùng với đó, căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu, máu, sinh thiết tế bào,…nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Phương pháp khám các bệnh lý tiết niệu

Khám thận

Tư thế của người bệnh:

  • Hướng dẫn người bệnh nằm yên với tư thế ngửa, đầu kê gối, hai chân duỗi thẳng, hai tay để xuôi hai bên hoặc để trước ngực; thở đều và thả lỏng bụng.
  • Bộc lộ khu vực khám và che chắn cho người bệnh.

Trước khi khám, bác sĩ cần hỏi xem bệnh nhân có bị đau ở chỗ nào không. Sau đó làm ấm tay và ống nghe trước khi tiến hành thăm khám. Đứng bên phải người bệnh và thăm khám nhẹ nhàng bằng đầy đủ các kỹ thuật nhìn, nghe, sờ và gõ.

Nhìn

Một cái nhìn tổng quát vào bụng của người bệnh và chú ý xem bệnh nhân có nằm nghiêng người hay có cảm giác khó chịu ở bên nào không.

Từ phía bên phải người bệnh, chú ý đến vùng bụng, các đường cong và sự di chuyển của bụng, đồng thời là các tính chất của da, đặc biệt khi người bệnh có sẹo vùng thắt lưng (đã mổ cắt thận, hoặc mổ sỏi thận), hoặc sẹo vùng hố chậu (đã mổ ghép thận), hoặc hố thắt lưng đầy, sưng tấy hoặc phù nề (có thể do viêm tấy quanh thận, áp xe thận, chấn thương thận,…).

Sờ

Sờ khi người bệnh thở ra, các cơ mềm nên sẽ dễ nhận biết hơn. Nếu thận to sẽ có cảm giác chắc ở bàn tay, như chạm vào một cục đá vậy.

  • Sờ thận trái:

- Đứng phía bên trái người bệnh và đặt:

Tay phải vào phía sau lưng người bệnh, ngay dưới và song song với xương sườn số 12 sao cho các ngón tay hướng về góc sườn sống trái.

Tay trái lên vùng ¼ bên trái, cạnh và song song với cơ thẳng bụng.

- Sau đó, yêu cầu người bệnh hít sâu. Khi người bệnh đang ở đỉnh của thì hít vào, ấn tay trái một cách dứt khoát và sâu. Cố gắng để sờ thấy thận giữa hai bàn tay.

- Sau đó lại yêu cầu người bệnh thở ra và ngưng thở ngắn. Trong thì thở ra, bác sĩ sẽ từ từ nhấc nhẹ tay trái lên và cảm nhận thận trở về vị trí cũ.

- Nếu có thể sờ được thận, bác sĩ cần mô tả được kích thước, hình dáng, mật độ của thận. Bình thường rất ít khi có thể sờ thấy được thận trái.

  • Sờ thận phải:

Có thể sờ được thận phải, đặc biệt là khi bệnh nhân bị ốm và trong khi cơ bụng thư giãn.

Đứng bên phải người bệnh. Cũng tương tự như sờ thận trái, đặt tay trái vào vùng thắt lưng còn tay phải đặt ở ¼ trên phải và tiến hành sờ.

Nếu khi sờ thận người bệnh có cảm giác đau tức nên tiến hành nghiệm pháp rung thận (gõ). Gõ thận là cách thức tìm dấu hiệu đau thận (rung thận).

Bác sĩ thường chỉ cần gõ các ngón tay vào vùng thắt lưng. Tuy nhiên, nếu không đủ lực thì có thể dùng nắm tay để gõ.

Đặt lòng bàn tay trái vào vùng thắt lưng và gõ mặt trụ của nắm tay phải lên đó.

Chú ý: Chỉ dùng đủ lực để gây cảm giác tức chứ không được gây đâu cho người bệnh. Nếu rung thận kèm theo sốt và tiểu buốt, tiểu đau sẽ có khả năng là bệnh viêm đài bể thận cấp.

Nghe

Nếu nghe thấy âm thổi ở vùng thượng vị có khả năng người bệnh bị hẹp động mạch thận, hoặc tăng huyết áp mạch máu thận.

Khám niệu quản

  • Đứng bên phải người bệnh và khám các “điểm đau niệu quản” bằng phương pháp sờ. Nếu khi khám các điểm này, người bệnh có cảm giác đau thì đó có thể là do niệu quản bị tắc nghẽn trong các bệnh sỏi niệu quản hoặc cục máu đông.
  • Điểm niệu quản trên – chỗ nối bể thận với niệu quản: Bờ ngoài cơ thẳng bụng trên đường ngang rốn.
  • Điểm niệu quản giữa – Chỗ niệu quản vắt qua động mạch chậu: Có vị trí ở 1/3 ngoài và 1/3 giữa đường nối liền hai gai chậu trước trên.
  • Điểm niệu quản dưới: Điểm này nằm trong tiểu khung nên phải thăm khám âm đạo hoặc hậu môn trực tràng thì mới khám được.

Khám niệu đạo

  • Khám niệu đạo nam:

Đeo găng tay và tiến hành nâng phần quy đầu của người bệnh lên. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ ép nhẹ vào đầu dương vật, nặn từ trong ra ngoài. Thao tác này giúp lỗ niệu đạo được mở rộng hơn, từ đó có thể nhìn thấy dịch tiết bên trong nếu có.

Ở người bình thường sẽ không xuất hiện dịch tiết trong lỗ niệu đạo.

Còn nếu xuất hiện dịch tiết màu vàng, có thể đó là do bệnh viêm niệu đạo do lậu cầu.

Nếu dịch tiết màu trắng hoặc trọng có thể là do viêm niệu đạo không lậu cầu.

  • Khám niệu đạo nữ:

Đeo găng tay rồi vạch hai môi sẽ thấy lỗ niệu đạo ở phía trên và âm hộ ở phía dưới. Xác định xem có xuất hiện dịch tiết ở lỗ niệu đạo không, nếu có đó có thể là do viêm âm đạo, cấy dịch để xác định nguyên nhân.

Khám bàng quang

Bình thường không thể nhìn và sờ thấy được bàng quang. Chỉ khi đường ra của nước tiểu tắc nghẽn, nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang khiến bàng quang căng phồng lên như quả cầu, tạo thành một khối tròn vồng lên ở vùng hạ vị trên xương mu (gọi là cầu bàng quang).

Cầu bàng quang xuất hiện có thể do một số bệnh lý như u xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,…hoặc do tác dụng phụ của thuốc hay biến chứng thần kinh như xơ cứng bì, đột quỵ.

  • Nhìn: Nếu người bệnh có cầu bàng quang thì vùng hạ vị sẽ trông thấy một khối u tròn bằng quả cam nổi lên, nếu to có thể lên tới rốn.
  • Sờ: Sờ thấy khối u tròn, căng, nhẵn, không di động, gây tức, khó chịu cho người bệnh.
  • Gõ: Gõ đục (tức là nghe thấy âm sắc trầm khi gõ) và ghi lại chiều cao trên xương mu.

Khám tuyến tiền liệt

Không như các bộ phận khác của hệ tiết niệu, có thể nhìn, sờ, gõ là nắm bắt được phần nào sự bất thường, tuyến tiền liệt nằm “sâu” hơn, cụ thể là phía trên nó là bàng quang, phía trước là xương mu, phía dưới là niệu đạo và phía sau là trực tràng. Vì thế, để thăm khám tuyến tiền liệt phải thông qua thăm khám hậu môn trực tràng.

Đặt người bệnh nằm nghiêng sang trái và đặt mông ở sát cạnh bàn khám bệnh, gấp khớp gối và khớp háng lại.

Đeo găng tay, đặt ngón trỏ như khám hậu môn trực tràng rồi xoay tay 180 độ sẽ chạm vào một “khối u” nhỏ ở mặt trên trực tràng. Đó chính là tuyến tiền liệt. Sờ kỹ tuyến tiền liệt để xác định được 2 thùy bên và 1 rãnh ở giữa.

Bình thường sẽ không sờ thấy được tuyến tiền liệt, hoặc nếu thấy thì nó chỉ hơi lồi lên; có mật độ dai như cao su, không đau, không dính vào các mô xung quanh.

Tuyến tiền liệt to lên có thể do:

- Viêm tuyến tiền liệt cấp:

Sờ thấy tuyến tiền liệt bị sưng, nóng và đau tức.

Người bệnh sẽ có các triệu chứng đi kèm như sốt, rối loạn tiểu tiện (tiểu gấp, tiểu đau, tiểu són, mót tiểu,..), đôi khi có đau lưng.

- Viêm tuyến tiền liệt mạn:

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính thường đi kèm với nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần do cùng tác nhân.

Sờ thì thấy tuyến tiền liệt bình thường, không sưng và không đau.

- U xơ tiền liệt tuyến:

Sờ thấy tuyến tiền liệt có kích thước bình thường hoặc to ra đối xứng, chắc, đàn hồi, có thể bị mất rãnh giữa và “nhô” vào chèn ép phía lòng trực tràng.

Một số triệu chứng đi kèm như tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu yếu,…

- Ung thư tuyến tiền liệt:

Sờ thấy một vùng tuyến tiền liệt to (một thùy hoặc cả hai thùy) và rất cứng, lồi hẳn lên.

Khám toàn thân

Bên cạnh việc thăm khám cụ thể các bộ phận của hệ tiết niệu, khi khám tiết niệu, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện khám thêm các phần khác như:

  • Xác định tình trạng phù
  • Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Khám tim mạch, huyết áp,…

Tại sao nên khám tiết niệu tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn?

  • Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đã từng làm việc và giữ vị trí lãnh đạo tại nhiều bệnh viện lớn
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại bậc nhất
  • Không gian bệnh viện sang trọng, văn minh
  • Thông tin khách hàng được bảo mật, quy trình khám khép kín, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
  • Đội ngũ y tá, điều dưỡng chu đáo, nhiệt tình, thân thiện, chăm sóc bệnh nhân với tinh thần: bệnh viện là nhà, bệnh nhân là người thân.
  • Vị trí trung tâm Hà Nội, thuận tiện di chuyển
  • Hưởng quyền lợi bảo hiểm đúng tuyến

Để đặt kịch khám các bệnh lý liên quan tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, vui lòng liên hệ hotline 1900 599 858 hoặc 091 585 0770 để được tư vấn và đặt lịch trong thời gian sớm nhất.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat