Đăng ký khám


Bệnh sỏi tiết niệu: Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Hiện nay, có tới 12% dân số Việt Nam mắc bệnh sỏi tiết niệu, nguy hiểm hơn khi con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Thế nhưng hiểu biết của mọi người về căn bệnh này dường như còn nhiều hạn chế. Vậy sỏi tiết niệu là gì? Triệu chứng nhận biết và cách phòng bệnh như thế nào?

Sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu là những khối rắn xuất hiện trong đường tiết niệu, bởi vậy bệnh còn được gọi là sỏi đường tiết niệu. Đa phần những viên sỏi này được hình thành tại thận, sau đó di chuyển theo dòng chảy nước tiểu đến các vị trí khác trên đường niệu như: Niệu quản (28%), bàng quang (26%), niệu đạo (4%), Trong các bệnh lý sỏi tiết niệu thì chiếm phần lớn là sỏi thận với tỷ lệ mắc cao nhất là 40%.

Phân loại sỏi tiết niệu

Có hai cách phân loại sỏi: theo thành phần hoá học, hoặc theo vị trí của sỏi:

Phân loại theo thành phần hoá học

  • Sỏi Calci là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90%, gồm sỏi Calci Oxalate, Calci Phosphate, sỏi rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu.
  • Sỏi Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, có màu vàng và hơi bở, sỏi loại này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
  • Sỏi Cystine: bề mặt trơn láng, có nhiều cục và ở cả hai thận.
  • Sỏi Urate: có thể kết tủa ngay trong chủ mô thận, không cản quang nên không thấy được trên phim X-quang.

Phân loại theo vị trí

Đây là phân loại được áp dụng trên lâm sàng bởi nó quyết định đến lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

  • Sỏi trong thận, gồm sỏi đài thận và sỏi bể. Sỏi có thể có thể gây cơn đau quặn thận, gây nhiễm trùng và biến chứng trầm trọng
  • Sỏi niệu quản: Đa số là do sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu, gây “cơn đau quặn thận” với đặc điểm: cơn đau xuất hiện đột ngột, cường độ đau tăng nhanh và kịch phát. Bệnh nhân thường lăn lộn, không có tư thế giảm đau, vị trí đau từ hông lưng lan trước bụng xuống vùng hố chậu cùng bên. Bệnh nhân thường có cảm giác bí tiểu, tiểu lắt nhắt, gắt buốt, có thể tiểu máu.
  • Sỏi bàng quang: 80% là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bọng đái, niệu đạo như phì đại tuyến tiền liệt, van niệu đạo sau, hẹp niệu đạo… Do đường niệu đạo khác nhau mà sỏi này thường gặp ở người nam lớn tuổi, ít gặp ở nữ. Sỏi gây tiểu buốt, tiểu rát, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng.
  • Sỏi niệu đạo: sỏi từ bàng quang theo dòng nước tiểu chui xuống niệu đạo và bị mắc kẹt không tiểu ra được. Sỏi gây bí tiểu cấp làm cho người bệnh vô cùng khó chịu, có thể có chảy máu niệu đạo.

Triệu chứng thường gặp bệnh sỏi tiết niệu

Triệu chứng cơ năng

Khi sỏi không di chuyển hoặc dính vào mô, hoặc sỏi san hô thì thường không có hoặc có ít triệu chứng dù có nhiễm trùng niệu.

Tuy nhiên khi sỏi đã gây bế tắc có thể có các triệu chứng sau:

  • Các cơn đau: Đau lưng bụng hoặc vùng hông. Đau do sỏi thận còn được gọi là cơn đau quặn thận, là một trong những loại đau dữ dội nhất có thể tưởng tượng được, một số người từng bị sỏi thận so sánh cơn đau như việc sinh con hoặc bị dao đâm.
  • Tiểu ra máu đại thể do sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu.
  • Tiểu đục hoặc có mùi hôi: do nhiễm khuẩn niệu.
  • Thiểu niệu hoặc vô niệu: sỏi thận 2 bên tắc nghẽn hay sỏi thận trên thận độc nhất.
  • Tiểu đau hoặc gắt buốt
  • Tiểu ra sỏi
  • Triệu chứng toàn thân: có thể sốt cao lạnh run, buồn nôn hay nôn, phù toàn thân…

Triệu chứng thực thể

  • Khám bụng: bụng chướng nhẹ, ấn đau nhiều vùng hông lưng bên thận có sỏi, nghiệm pháp rung thận (+), nếu thận ứ nước nhiều sẽ có nghiệm pháp chạm thận (+), nếu thận ứ mủ sẽ có phản ứng thành bụng.

  • “Sỏi im lặng” là sỏi tiết niệu đã bị mắc kẹt lâu ngày gây tắc đài bể thận mà không có triệu chứng đau. Đây là trường hợp cần đặc biệt chú ý bởi người bệnh thường chủ quan, không chịu đi khám và điều trị. Khi phát hiện, nó đã gây nhiễm trùng nặng, có thể gây tổn thương chức năng thận vĩnh viễn, có thể phải cắt bỏ thận.

Nguyên nhân bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat...) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,... thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu.

Cách phòng ngừa bệnh sỏi tiết niệu

  • Ðiều trị triệt để các nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Uống nhiều nước, hạn chế tối đa nhịn tiểu trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Người bình thường, được khuyến cáo uống 2 lít nước một ngày.
  • Tránh các trường hợp bất động lâu ngày. Việc chăm chỉ hoạt động thể chất luôn là một cách dự phòng tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh
  • Hãy thực hiện một chế độ ăn giảm nari và tăng kali, hạn chế đạm động vật…

Để đặt kịch khám các bệnh lý liên quan tiết niệu nói chung và bệnh sỏi tiết niệu nói riêng tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, vui lòng liên hệ hotline 1900 599 858 hoặc 091 585 0770 để được tư vấn và đặt lịch trong thời gian sớm nhất.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat