Đăng ký khám


Cứ nghĩ “béo là khỏe” - Bé trai 9 tuổi gánh hậu quả béo phì, thiếu chiều cao và nhiều vi chất quan trọng

Thấy trẻ ăn được, ông bà cho rằng “cứ béo là khỏe” nên cho cháu ăn thịt, đồ chiên rán thoải mái theo sở thích. Hậu quả, trẻ thừa cân nặng, tăng mỡ máu nhưng thiếu chiều cao và nhiều vi chất thiết yếu.

Bên cạnh suy dinh dưỡng và thiếu vi chất, thừa cân béo phì là 3 gánh nặng mà Việt Nam đang đối mặt. Nếu như trước đây, tỷ lệ thừa cân béo phì ở mức thấp thì hiện nay lại gia tăng nhanh chóng, đặc biệt tại các thành phố lớn. 

Tình trạng trẻ béo phì ngày càng có xu hướng gia tăng

Thống kê cho thấy, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ trong độ tuổi học đường tăng gần gấp đôi (từ 8,5% lên 19%). Nhưng có tới 53% phụ huynh không biết con mình đang bị béo phì. Chính tâm lý trẻ phải "có da có thịt", càng béo thì sẽ càng khỏe là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này. Chỉ đến khi thừa cân béo phì ảnh hưởng tới sinh hoạt, tâm lý, trẻ mắc một số bệnh lý nguy hiểm mới sốt sắng chạy chữa.

Chuyện lạ có thật: Bé trai 9 tuổi nặng 51kg, cao 118cm

Đó chính là trường hợp của bé Cún (Hà Nội) khi đến khám tại Bệnh viện ĐK Bảo Sơn. Dù mới 9 tuổi nhưng bé đã nặng tới 51kg vượt hơn 20kg so với cân nặng trung bình ở lứa tuổi. Tuy nhiên, chiều cao của bé lại chỉ dừng ở mức 118cm, thiếu hơn 10cm so với ngưỡng trung bình.

Trẻ tăng cân nhưng vẫn chậm phát triển chiều cao

Gia đình cho biết, có thời điểm trẻ tăng 5kg trong 2 tháng, chiều cao thì dậm chân tại chỗ cả năm nay. Nhưng gia đình vẫn chủ quan vì nghĩ rằng cứ béo là khỏe. Chỉ đến khi tình trạng thừa cân ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập, trẻ tự ti với bạn bè, gia đình mới vội vàng đưa trẻ đến Bảo Sơn để thăm khám.

Bé trai 9 tuổi nặng 51kg đến khám dinh dưỡng tại Bảo Sơn

Chia sẻ về thói quen ăn uống của trẻ, bố bé Cún cho biết, con ăn rất nhiều cơm, thịt, đồ chiên rán, bánh kẹo, socola... Nhưng lại rất ghét ăn rau và trái cây. Ông bà thấy cháu ăn ngon miệng nên cũng chiều cho cháu ăn thoải mái theo nhu cầu, thi thoảng lại cho ăn gà rán, socola... 

Ăn nhiều là thế nhưng bé Cún lại rất lười vận động. Ngoài thời gian học, Cún thường được ông bà cho xem tivi, mỗi lần vận động hay tập thể tục là con lại kêu mệt, ông bà thương cháu nên lại cho nghỉ tập nên cân nặng tăng đều đặn.

Theo tư vấn của bác sĩ, gia đình đã đăng ký gói xét nghiệm dinh dưỡng cho trẻ béo phì với 18 danh mục khám. Sau khi khám lâm sàng với bác sĩ CKII. Nguyễn Hoài Chân, bé được xét nghiệm máu và siêu âm ổ bụng để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại. 

Trẻ được xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng

Kết quả xét nghiệm cho thấy bé Cún bị thừa cân, béo phì, mỡ máu cao và thiếu hàng loạt vi chất quan trọng như sắt, vitamin D khiến bố mẹ ngỡ ngàng. 

Với trường hợp của bé Cún, dựa vào kết quả cận lâm sàng, bác sĩ đã kê đơn thuốc bổ sung vi chất đồng thời hướng dẫn ba mẹ chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động hợp lý với thể trạng của bé.

Hậu quả của chế độ ăn uống mất cân bằng, lười vận động

Theo bác sĩ CKII. Nguyễn Hoài Chân, tình trạng béo phì nhưng vẫn thiếu vi chất ở trẻ chủ yếu do thói quen ăn uống mất cân bằng gây ra. Trẻ béo phì thường ăn rất nhiều và chỉ thích ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng như chất béo, chất đường, tinh bột, đạm. Trong khi đó, các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất (sắt, kẽm, canxi,…) lại thường bị bỏ qua. Điều này dẫn đến tình trạng thừa những thứ không cần và thiếu những thứ cần. 

Ăn uống không cân bằng là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì, thiếu vi chất 

Bên cạnh đó, thói quen ít vận động, ngoài thời gian học trẻ em thường ngồi một chỗ xem tivi, ngủ… khiến cân nặng tăng không kiểm soát.

Theo bác sĩ, tình trạng béo phì, thiếu vi chất kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy cho tương tai của trẻ như: 

  • Trẻ hay mệt mỏi, khó ngủ, kém tập trung… 
  • Giảm khả năng miễn dịch 
  • Chậm tăng trưởng chiều cao 
  • Dễ mắc rối loạn mỡ máu, rối loạn đường máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ... 
  • Trẻ tự ti về ngoại hình, ảnh hưởng tâm sinh lý, kết quả học tập


Khoảng 80-90% trẻ béo phì trong nhiều năm sẽ bị béo phì trưởng thành. Như vậy, cả cuộc đời trẻ sẽ phải vật lộn với cân nặng và sức khỏe. Béo phì là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… Những căn bệnh này sẽ theo trẻ cả đời đến khi trưởng thành và có xu hướng tiến triển nặng, gây khó khăn điều trị.

Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để kiểm soát cân nặng kịp thời

Bác sĩ khuyến cáo, để ngăn chặn tình trạng béo phì nhưng vẫn thiếu vi chất, ba mẹ nên cho trẻ ăn uống cân bằng đủ 4 nhóm chất gồm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Không nên cho trẻ ăn thoải mái các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh, món chiên rán nhiều dầu mỡ, kem, nước ngọt... Thay vào đó, bố mẹ nên khuyến khích và tập cho con bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả đa dạng, thịt nạc, hải sản...

Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì trẻ cần tăng các hoạt động thể chất, hạn chế xem tivi, điện thoại quá nhiều. Đặc biệt, việc đánh giá sức khỏe định kỳ của trẻ là rất cần thiết. Vì thế, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng hoặc khám sức khỏe tổng quát để bác sĩ tư vấn cụ thể.

Để biết thêm thông tin và được tư vấn miễn phí về Gói khám sức khỏe tổng quát, Gói xét nghiệm vi chất cho trẻ của Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat