Đăng ký khám


Rối loạn nội tiết tố thời tiền mãn kinh: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Rối loạn nội tiết tố là tình trạng xảy ra thường xuyên ở cả nam lẫn nữ, trong đó nữ giới gặp nhiều hơn nam. Sự xuất hiện các rối loạn tiền mãn kinh đánh dấu bước chuyển tiếp từ trạng thái có khả năng sinh sản sang trạng thái không còn khả năng sinh sản. Vậy rối loạn nội tiết tố tiền mãn kinh là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe phụ nữ.

1. Thế nào là tiền mãn kinh:

Mãn kinh là cụm từ được dùng để chỉ giai đoạn sau khi buồng trứng nữ giới đã ngừng hoạt động hoàn toàn tức là không còn khả năng sản xuất ra các loại nội tiết rối và rụng trứng nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt, không còn khả năng mang thai.

Thông thường thì thì tuổi mãn kinh ở phụ nữ trong khoảng 50 - 55. Tiền mãn kinh sớm tức là tình trạng mãn kinh xảy ra từ trước độ tuổi này, thường là trước 40 tuổi. Khi ấy phụ nữ không còn kinh nguyệt nên gọi là mãn kinh sớm.

rối loạn nội tiết tố tiền mãn kinh

2. Rối loạn tiền mãn kinh

Hầu hết các chị em phụ nữ trước khi bước vào độ tuổi 40 thì sẽ bắt đầu có những biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh. Điều này khiến cho nữ giới cảm thấy mệt mior, khó chịu, tâm trạng cáu gắt.. ảnh hưởng không ít nhiều đến sức khỏe và khả năng giao tiếp đối với người thân hoặc đồng nghiệp xung quanh.

3. Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

  • Khó thụ thai:

Bên nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng gặp trục trặc khi phóng thích trứng sẽ khiến việc có thai tự nhiên của phụ nữ ở tuổi này sẽ gặp khó khăn. Có nhiều trường hợp phụ nữ tuổi này muốn có con phải nhờ đến sự can thiệp của y học.

  • Bốc hỏa:

Cảm giác nóng bừng từ ngực lên vai, cổ và mặt và thường kéo dài trong khoảng 2-3 hoặc lâu hơn là biểu hiện hay gặp của phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Mỗi ngày, bạn có thể bị triệu chứng khó chịu này "ghé thăm" nhiều lần, đặc biệt trong lúc ngủ.

  • Thay đổi tính tình:

Một triệu chứng thường gặp là chị em rất dễ nóng giận, đôi lúc trở nên nhạy cảm quá mức, hay lo âu, buồn phiền. Nếu họ không được giải tỏa, trầm cảm là hệ quả tất yếu.

  • Kinh nguyệt không đều:

Những thay đổi hormone ảnh hưởng đến việc buồng trứng thích trứng và điều này có thể làm cho kinh nguyệt chậm hoặc ngắn hơn hoặc có thể tắc kinh trong vài tháng. Lượng máu kinh ra ít hơn hoặc nhiều hơn và xuất hiện trước 40 tuổi.

biểu hiện rối loạn nội tiết tố thời mãn kinh

  • Dễ tăng cân:

Tuổi tác càng cao thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể càng chậm lại. Khi đó, triệu chứng căng thẳng và lo lắng, mất ngủ thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh sẽ tạo điều kiện cho sự tích tụ của các tế bào mỡ trắng. Kết quả là bạn dễ tăng cân, đặc biệt là sự mất cân bằng về vóc dáng khi mỡ trắng thường tập trung ở vùng eo, bụng, đùi và bắp tay.

  • Khô âm đạo:

Những thay đổi hormone làm thành âm đạo giảm lượng dịch tiết ra cũng như độ đàn hồi. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy khó chịu vùng "nhạy cảm", số còn lại khó chịu khi quan hệ. Ngoài ra, thời gian cần có để kích thích tình dục tăng theo độ tuổi.

  • Đau nhức:

Sự thay đổi nồng độ hormone khi phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm xương khớp, tức ngực.

  • Thay đổi mức cholesterol

Hệ trục não bộ - tuyến yên- buồng trứng suy giảm dẫn đến sự sụt giảm nội tiết tố trong cơ thể kéo theo những thay đổi bất lợi về cholesterol trong máu. Bao gồm cả sự gia tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – cholesterol xấu và sụt giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) – cholesterol tốt. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

  • Mật độ xương giảm:

Nếu mức độ estrogen sụt giảm trầm trọng, bạn sẽ có nguy cơ bị hao hụt canxi nhanh hơn so với những phụ nữ khác, khiến cho xương bị xốp, yếu đi, giòn và dễ gãy. Đây chính là căn nguyên gây ra bệnh loãng xương, thoái hóa khớp,...Để khắc phục, bạn cần bổ sung nhiều canxi và vitamin D trong chế độ ăn, đồng thời tập luyện đều đặn mỗi ngày. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc bổ sung canxi nhằm bù đắp cho cơ thể lượng canxi đã mất.

  • Rối loạn giấc ngủ:

Những thay đổi về nội tiết tố cùng với tình trạng đổ mồ hôi ban đêm có thể phá hỏng giấc ngủ của bạn. Hãy cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ bằng cách thiết lập thói quen ngủ đúng giờ. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện mà có chiều hướng nghiêm trọng hơn thì bạn cần nói chuyện với bác sĩ để tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.

  • Ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt:

Nếu đột nhiên, máu ra nhiều hơn đáng kể với những kỳ kinh nguyệt trước thì rất có thể bạn đã bị rối loạn tiền kinh nguyệt. Nếu chưa dừng lại ở đó, sự sụt giảm hormone progesterone còn gây ra một số vấn đề khác, chẳng hạn như u xơ tử cung.

4. Điều trị rối loạn nội tiết tố thời mãn kinh

Có người trải qua thời kỳ tiền mãn kinh rất nhẹ nhàng, nhưng một số người không thể chịu đựng được hàng loạt triệu chứng của rối loạn tiền mãn kinh. Theo bác bác sĩ, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có chỉ định điều trị bằng thuốc, liệu pháp bổ sung nội tiết tố.... nhưng đa phần phụ nữ có thể khắc phục những rắc rối của giai đoạn này bằng những giải pháp đơn giản.

4.1.Về chế độ ăn uống:

Nên tăng cường chất đạm, axit béo omega -3, chất xơ và canxi trong thực đơn hàng ngày:

+ Chất đạm: 

Ở tuổi tiền mãn kinh, khối lượng cơ bắt đầu sụt giảm. Bởi vậy, bạn cần tăng lượng protein trong khẩu phần ăn vì protein hỗ trợ duy trì khối lượng cơ. Ngoài ra, protein còn giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn, lượng đường trong máu, cũng như cân bằng lượng hormone trong cơ thể bạn.

điều trị rối loạn nội tiết tố thời mãn kinh

+ Chất xơ:

Chất xơ có trong các loại rau, củ, các loại hạt đậu,... giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Từ đó hạn chế cảm giác thèm ăn và duy trì cân nặng. Điều này đặc biệt hữu ích đối với phụ nữ tiền mãn kinh - những người dễ bị tăng cân do tốc độ trao đổi chất chậm lại.

+ Canxi:

Khi nguy cơ loãng xương tăng lên, bạn cần tăng lượng canxi lên nhiều hơn. Vitamin D cũng rất quan trọng vì giúp cơ thể hấp thụ canxi tối đa. 

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, có 1 số thực phẩm bạn cần hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Đó là:

  • Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế cao: bánh mì trắng, mì, bánh ngọt, kẹo, kem…

  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: mỡ động vật, các chế phẩm từ sữa, phomai,...

  • Thức uống chứa caffein

4.2. Về chế độ sinh hoạt:

Lối sống sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng tiền mãn kinh. Đó là:

  • Hạn chế uống rượu bia

  • Ngừng hút thuốc lá

  • Tập thể dục hàng ngày

  • Cố gắng tạo cho mình giấc ngủ ngon và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày

  • Duy trì cân nặng ổn định với chỉ số BMI trong giới hạn bình thường

rối loạn tiền mãn kinh bảo sơn

4.3. Sử dụng thuốc:

Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh của bạn trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ sẽ dùng đến một số loại hormon thay thế (bổ sung Estrogen và Progesterone); điều trị nội tiết (bao gồm điều trị estrogen toàn thân hoặc khu trú, liệu pháp nội tiết estrogen và progesterone kết hợp, điều trị estrogen có kèm hay không kèm với progesterone…). Tuy nhiên, việc uống loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, điều trị trong thời gian bao lâu… cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những rủi ro xảy đến cho sức khỏe. Do đó, chị em không nên tự ý uống thuốc mà cần đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa phụ sản để được kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng cách.

5. Các phòng ngừa các rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh:

Phương pháp phòng ngừa các rối loạn trong thời kỳ tiền mãn kinh:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh

  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để có tinh thần thư thái.

  •  Axit béo có trong các loại quả, hạt, dầu cá...tốt cho những phụ nữ có làn da trở nên khô hoặc có dấu hiệu mỏi khớp. Các axit béo giúp tránh được tình trạng khô âm đạo và chứng nhiễm trùng đường tiểu, làm tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể.

  • Ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng ( vì có chứa nội tiết tố estrogen tự nhiên).

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.

  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Việc lựa chọn cơ sở y tế và chuyên gia để thăm khám cũng là điều bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành sẽ giúp bạn phát hiện các bệnh lý nội tiết khác bằng những phương pháp tối ưu nhất. Để đặt lịch thăm khám và tư vấn với bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực điều trị các bệnh về nội tiết tố tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mời bạn vui lòng liên hệ Hotline 091 585 0770 hoặc Tổng đài 1900 599 858.

(Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa)

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat