Đăng ký khám


Trẻ 2 tháng bị tiêu chảy nhiễm khuẩn - Ba mẹ chớ chủ quan

Bé H. (2 tháng) được chẩn đoán mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn dủ bú mẹ hoàn toàn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tiêu chảy nhiễm khuẩn rất dễ tái đi tái lại khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ suy yếu và để lại nhiều hậu quả kéo dài.

Đi ngoài gần chục lần mỗi ngày, phân có nhầy, bé H. (2 tháng tuổi) được ba mẹ cho đến khám nhi với bác sĩ CKII. Nguyễn Hoài Chân. Sau khi thăm khám lâm sàng, bé H. được chỉ định soi phân để đánh giá tình trạng bệnh. Kết quả cho thấy, bé H. bị tiêu chảy nhiễm khuẩn với bạch cầu (++), hồng cầu (+), tạp khuẩn (+++).

Kết quả xét nghiệm phân của bé H.

Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ đã lên phác đồ điều trị cho bé H. kết hợp một số sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Và hẹn gia đình cho bé tái khám sau 6 ngày.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn nguy hiểm hơn ba mẹ nghĩ

Tiêu chảy nhiễm khuẩn là vấn đề thường gặp ở trẻ. Căn bệnh này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không can thiệp kịp thời, tiêu chảy nhiễm khuẩn rất dễ tái đi tái lại khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ suy yếu và để lại nhiều hậu quả kéo dài.

Tiêu chảy nhiễm khuẩn nguy hiểm cần điều trị sớm để tránh những hệ lụy sau này

Tiêu chảy nhiễm khuẩn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Với trẻ sơ sinh, việc vệ sinh dụng cụ ăn uống không sạch sẽ, môi trường sống ô nhiễm hoặc nhiễm vi khuẩn từ mẹ chính là nguyên nhân hàng đầu.

Cha mẹ cần làm gì để phòng ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ?

Bác sĩ khuyến cáo để phòng ngừa nguy cơ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh, ba mẹ nên: 

  • Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, khi cho trẻ ăn và khi chăm sóc trẻ. Trước và sau khi thay tã lót cho trẻ. 

  • Hạn chế người đến thăm, nếu có người đến thăm phải rửa tay trước khi bế trẻ.

  • Hạn chế tối đa cho trẻ gặm tay, gặm chân, cho đồ chơi vào miệng

  • Bình sữa, đồ cho trẻ ăn dặm phải được vệ sinh, tiệt trùng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, tránh để vi khuẩn bám trên những dụng cụ này.

  • Hạn chế cho trẻ dùng ti giả, và cần vệ sinh ti giả hàng ngày

  • Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần xuyên sát khuẩn tay, giữ gìn vệ sinh cá nhân và bầu ngực trước khi cho con bú

  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên hạn chế sự phát triển của virus, vi khuẩn

  • Bỉm bẩn sau khi thay phải được buộc gọn gàng trong túi nilon và cho vào thùng rác. Không được để bỉm bẩn trong phòng của trẻ, thùng rác phải được để xa phòng của trẻ

  • Chăn, ga của trẻ phải được thay giặt thường xuyên, đặc biệt sau khi bị dính bẩn, phơi nơi thoáng gió và có nắng

Khi thấy trẻ có biểu hiện tiêu chảy, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám. Không tự mua thuốc điều trị hay điều trị theo mách bảo, điều này khiến cho bệnh không khỏi mà còn diễn biến xấu hơn.

Để được tư vấn dịch vụ và đặt lịch khám nhi tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, ba mẹ vui lòng gọi tới tổng đài 1900 599 858 hoặc hotline 091 585 0770.

Liên hệ để được tư vấn

Bình luận của bạn

Vui lòng để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ gọi lại tư vấn ngay sau 15 phút.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo Hotline

091 585 0770

Copyright CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẢO SƠN

Đăng ký kinh doanh: 0105187884 Do sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp.Hà Nội cấp ngày 23/03/2018
Giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh số 177/BYT-GPHD do Bộ Y tế cấp ngày 29/03/2021
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 03-4785/ĐKKDD-HNO/CL1 cấp lại lần 1 do Sở Y tế cấp ngày 20/01/2020
Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội | Hotline: 0915850770 | Cấp cứu 24/7: 1900599858

top
facebook chat
facebook chat